Trang chủ  
  Sơ đồ Website  
  Diễn đàn  
  Liên hệ  
 
Tiếng Việt | English
 
Danh mục
Trang chủ
Giới thiệu
Tin tức - Sự kiện
Hệ thống văn bản
Hướng dẫn thủ tục
Hoạt động - Tổ chức
Đăng ký ĐĐBĐ Trực tuyến
Hỏi - Đáp Online
Thư viện ảnh
Diễn đàn Nội bộ
Góp ý - Liên hệ
Tìm kiếm
Thông tin cần biết
Thời tiết
Giá vàng
Tỷ giá
Chứng khoán
Liên kết Website
Thống kê truy cập
16.722.638
Trung tâm Đo đạc bản đồ thông báo về việc tuyển dụng viên chức năm 2020 | Tin hoạt động tháng 3/2019 | Tin hoạt động của Chi đoàn | Quản lý nhà, đất phục vụ hoạt động đối ngoại | Ban hành Thông tư liên tịch quy định việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất
Ngày truyền thống ngành đo đạc và bản đồ (14/12) và 50 năm thành lập Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (14/12/1959 - 14/12/2009): Dấu ấn nửa thế kỷ
Ngày truyền thống ngành đo đạc và bản đồ (14/12) và 50 năm thành lập Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (14/12/1959 - 14/12/2009): Dấu ấn nửa thế kỷ Nửa thế kỷ qua, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam đã lớn mạnh, phát triển không ngừng về nguồn nhân lực và năng lực công nghệ. Các sản phẩm của ngành đã và đang tiếp tục là cơ sở phục vụ công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng. Nhân dịp này, Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam Nguyễn Tuấn Hùng (ảnh) đã trao đổi với báo Tài nguyên & Môi trường...


Việc công bố hệ thống bản đồ địa hình phủ trùm toàn quốc tỷ lệ 1/50.000 cách đây 5 năm là cột mốc đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành. Xin ông cho biết những dấu ấn đậm nét của ngành trong nửa thế kỷ qua ?

 

- Năm 2004, kỷ niệm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập Cục Đo đạc và Bản đồ, Bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 phủ trùm toàn quốc chính thức được công bố. Đây là bộ bản đồ địa hình cơ bản phủ trùm cả nước đầu tiên do đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Việt Nam thực hiện và là một trong những thành tích lớn của ngành đo đạc và bản đồ. Trong 50 năm xây dựng và phát triển, ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam đã có nhiều công trình đánh dấu những bước phát triển lớn mạnh của ngành. Đó là, hoàn thành hệ thống tọa độ, độ cao, thiên văn trọng lực cơ bản; đổi mới từ công nghệ tương tự sang công nghệ số với việc ứng dụng công nghệ GPS và công nghệ thông tin vào những năm 90; hệ Quy chiếu, hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 được áp dụng thống nhất trong cả nước; in và xuất bản Atlas Quốc gia (năm 1996) (hai công trình: Hệ Quy chiếu, hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 và tập Alas Quốc gia được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN năm 2005); hoàn thành việc xây dựng lưới tọa độ hạng III phủ trùm cả nước (2004).

 

Chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 33/2008/QĐ-TTg ngày 27/2/2008. Năm 2008, Cục Đo đạc và Bản đồ được đổi tên thành Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam. Năm 2009, Cục đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Trạm Thu ảnh vệ tinh đầu tiên. Hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống 5 điểm DGPS cố định trên lãnh thổ Việt Nam (Điện Biên,Đồ Sơn, Đà Nẵng, Quảng Nam, Vũng Tàu). Thêm vào đó, việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc góp phần quan trọng cho việc ký Nghị định thư về phân giới cắm mốc trên đất liền biên giới Việt - Trung vào ngày 18/11/2009, kết thúc 35 năm đàm phán biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

 

Là cơ quan quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đã xây dựng và trình Bộ TN&MT ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về hoạt động đo đạc và bản đồ, trong đó có Luật Đo đạc và Bản đồ đang được xây dựng. Vậy Bộ luật này tập trung vào những trọng tâm gì, thưa Cục trưởng ?

 

- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật luôn được Cục coi trọng. Từ năm 2003 đến nay, Bộ TN&MT đã ban hành 24 văn bản, liên Bộ ban hành 03 VBQPPL về đo đạc và bản đồ cơ bản Quốc gia, gồm các văn bản quản lý ngành và các văn bản pháp quy kỹ thuật. Về cơ bản, hệ thống VBQPPL hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2002/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ đã tương đối đầy đủ và phục vụ kịp thời nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với ngành trong giai đoạn vừa qua.

 

Song song với việc xây dựng VBQPPL phục vụ quản lý Nhà nước, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đã xây dựng "Chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam đến năm 2020" và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 33/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2008. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trước mắt là xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật Đo đạc và Bản đồ.

 

Để Luật Đo đạc và Bản đồ sau khi ban hành có thể đáp ứng và điều chỉnh đầy đủ hoạt động về đo đạc và bản đồ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đã Tổng kết việc thực hiện Nghị định 12/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ theo Chỉ thị số 32/2007/CT-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ nhằm rút ra những bất cập trong quá trình triển khai.

 

Luật Đo đạc và Bản đồ Việt Nam được xây dựng với những mục tiêu chính: Xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm tác động tích cực đến các mối quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ, đảm bảo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ giúp Nhà nước tăng cường công tác quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước.

 

Gắn bó với ngành đã gần 30 năm, trước sự lớn mạnh của ngành như hôm nay, trong Ngày truyền thống ngành, các thế hệ đã từng làm công tác đo đạc bản đồ, từng cống hiến cho ngành cùng hội tụ về đây, ông có cảm nghĩ gì ?

 

- Trong nửa thế kỷ qua, các thế hệ những người làm công tác đo đạc và bản đồ đã thầm lặng có mặt ở mọi miền đất nước, từ vùng núi cao, rừng sâu biên giới đến hải đảo xa xôi, kể cả những nơi chưa từng in dấu chân người, ở mọi vị trí công tác. Họ đều đã cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hy sinh để đảm bảo cung cấp kịp thời, đáp ứng mọi yêu cầu về thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ phục vụ sự phát triển đất nước.

 

Từ chỗ phải nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài, chúng ta đã học hỏi, tự đào tạo và đổi mới công nghệ, tự mình áp dụng công nghệ để làm ra các sản phẩm đo đạc bản đồ có chất lượng; từ chỗ sử dụng các thiết bị công nghệ truyền thống đến nay công nghệ đo đạc và bản đồ của chúng ta đã đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực đánh dấu sự lớn mạnh vượt bậc của ngành.

 

Gặp lại các thế hệ đầu tiên - những người đặt nền móng xây dựng ngành, nay tóc đã bạc, bước đi đã chậm, tôi vô cùng xúc động. Tôi nghĩ rằng, lớp kế cận như chúng tôi và thế hệ trẻ hiện nay càng cần phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa để đưa ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam trở thành một ngành điều tra cơ bản có trình độ khoa học công nghệ hiện đại, bảo đảm cung cấp hạ tầng thông tin địa lý đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, xứng đáng với công lao đóng góp, gây dựng của các thế hệ cha anh đi trước.

 

Trân trọng cám ơn Cục trưởng !

 

Theo www.monre.gov.vn




Video Clip
Tin mới
 

Công đoàn Trung tâm Đo đạc Bản đồ tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2014-2019

Hỗ trợ trực tuyến



Thư viện ảnh
Quảng cáo
 
 

©Copyright 2008 dodacbando.gov.vn, all rights reserved. Thiết kế web bởi 4PSoft
Trung tâm đo đạc Bản Đồ - 38H Phan Đăng Lưu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 38.414.961- Fax: (08) 35.512.388
Email: trungtam@dodacbando.gov.vn

may ao thun Kem sua chua May ao thun may ao thun dong phuc Dinh cu Canada dich vu ke toan tron goi san xuat đo bo san xuat huy hieu Day deo the